Viêm amidan (amygdale: A) tức là nói đến amidan khẩu cái, bệnh hay gặp ở lứa tuổi lớn hơn, chủ yếu ở lứa tuổi học phổ thông.

dinhduonghoc.com - Viêm amidan là gì?

- Vòng tổ chức bạch huyết Waldeyer : gồm amidan Luschka, amidan Gerl  h, amidan khẩu cái, amidan đáy lưỡi.

- VA (vegetation adenoide) là một tổ chức lympho ở vòm mũi họng mà bình thường mọi em bé đều có. Khi tổ chức này bị viêm và quá phát thì nó biến thành những khối to gọi là sìu vòm, có thể che lấp lổ mũi sau.

Sùi vòm phát triển nhiều ở lứa tuổi nhà trẻ và mẫu giáo. Tuy nhiên cũng có thể gặp sùi vòm ở hài nhi hay người lớn.

- Viêm amidan (amygdale: A) tức là nói đến amidan khẩu cái, bệnh hay gặp ở lứa tuổi lớn hơn, chủ yếu ở lứa tuổi học phổ thông.

- Tổ chức VA và A sẽ teo dần khi đến tuổi dậy thì và trưởng thành.

- Viêm VA và A là bệnh khá phổ biến. 

 

Nguyên nhân gây bệnh và phân loại viêm amidan

Nguyên nhân gây bệnh viêm amidan:

- Bị lạnh đột ngột hay lạnh kéo dài, những vi trùng có sẳn ở mũi họng trở thành gây bệnh.

- Sau các bệnh nhiễm trùng lây : cúm, sởi, ho gà,...

- Tạng bạch huyết : các tổ chức lympho phát triển và dễ nhiễm trùng.

- Do cấu trúc và vị trí : VA và A có nhiều khe kẽ và ngóch ngách, dễ là nơi trú ẩn và phát triển của vi trùng, lại ở vị trí ngã tư đường ăn và đường thở là cửa ngõ xâm nhập của các yếu tố bên ngoài.

Nhìn chung, viêm amiđan được phân thành 2 loại: Viêm amiđan cấp không đặc hiệu và viêm amiđan cấp tính đặc hiệu do vi khuẩn.

1. Viêm amiđan cấp không đặc hiệu

Biểu hiện trước tiên là đau họng, sốt nhẹ, chảy nước mũi, hắt hơi kèm theo chảy nước mắt; 2 amiđan sưng to, vùng họng viêm đỏ. Xét nghiệm công thức máu thấy số lượng bạch cầu không tăng. Thủ phạm gây viêm trong những trường hợp này thường là virus cúm A, B, C hoặc á cúm (adeno, rhino, herpet).

Bệnh nhân nên hạn chế sử dụng kháng sinh. Dùng một số thuốc điều trị triệu chứng như: chống phù nề, giảm đau, kháng histamin; vệ sinh mũi họng bằng các dung dịch sát khuẩn nhẹ như angispray, eludril, locabiotal, givalex... hoặc nước muối pha loãng.

2. Viêm amiđan cấp tính đặc hiệu do vi khuẩn


Bệnh nhân sốt cao đột ngột, đau họng tăng, thường đau lan tỏa vùng tai, hạch lân cận sưng to, người mệt mỏi, amidan viêm to kèm theo các hốc mủ, miệng hôi, xuất hiện màng giả tại amiđan. Xét nghiệm máu cho thấy số lượng bạch cầu tăng cao, bạch cầu trung tính tăng. Thủ phạm gây viêm thường là các vi khuẩn như liên cầu khuẩn, xoắn khuẩn (thường có màng giả kèm theo loét hoại tử)...

Để điều trị, bệnh nhân được dùng kháng sinh đặc hiệu thích hợp với nguyên nhân gây viêm. Bác sĩ chỉ có chỉ định phẫu thuật trong trường hợp amiđan viêm mạn tính kéo dài, tái phát thường xuyên hằng tháng, có tiền sử viêm tấy quanh amiđan, xuất hiện hội chứng ngạt thở khi ngủ, viêm cầu thận cấp (chỉ cắt amiđan khi đã điều trị xong bệnh này).

Để phòng ngừa chứng viêm amiđan, nên vệ sinh đường mũi - họng thường xuyên bằng các dung dịch sát khuẩn angisp-ray, eludril, locabiotal, givalex hoặc nước muối pha loãng (NaCl 0,9%)... Tránh dùng nước đá quá nhiều và ra vào phòng lạnh đột ngột, nhất là khi nhiệt độ ngoài môi trường cao. Nên dùng khẩu trang tránh bụi khi làm việc những nơi có mức độ ô nhiễm cao.

 

Điều trị viêm amidan

Việc điều trị tùy thuộc vào từng loại viêm amidan của bệnh nhân.
 
Điều trị viêm amidan cấp

Điều trị như viêm mũi cấp thông thường: nhỏ mũi thuốc sát trùng và làm cho thông thoáng mũi.

Trường hợp nặng hay đe dọa biến chứng thì mới dùng kháng sinh toàn thân và nâng cao thể trạng.

Điều trị viêm amidan mãn tính

Nạo VA, nhỏ mũi, nâng cao thể trạng.

Bộ mặt VA (facies adenoidienne): do tắc mũi liên tục phải thở bằng miệng gây nên rối loạn về phát triển khối xương mặt và lồng ngực : cằm lẹm-mặt dài, mồm há-răng nhô, môi trên dày-môi dưới trề xuống, ngực lép-lưng gù, tai nghểnh nghảng, chậm chạp-kém thông minh, hay ngủ gật, kèm dấu hiệu còi xương và suy dinh dưỡng.

Trên thực tế các mức độ nặng nhẹ khác nhau, ít khi thấy bộ mặt VA điển hình và đầy đủ các triệu chứng như trên.
 

Khi nào thi nên cắt Amiđan?

 Bạn nên cắt amiđan trong các trường hợp sau đây:

1. Viêm Amiđan mạn tính có 4 đợt tái phát trong 1 năm.Viêm Amiđan mạn tính kéo dài đã được điều trị nội khoa tích cực trong vòng 4 – 6 tuần bệnh nhân vẫn đau họng, viêm hạch cổ , hơi thở hôi.

2. Ápxe quanh Amiđan ít nhất một lần phải nhập viện điều trị .

3. Viêm Amiđan gây biến chứng sốt thấp khớp, viêm vi cầu thận hoặc gây viêm tai giữa, viêm xoang….tái đi tái lại nhiều lần .

4. Amiđan quá phát bít tắc hô hấp trên gây ngủ ngáy, ngủ không yên giấc, có những cơn ngưng thở trong lúc ngủ, bất thường về phát âm, khó nuốt, chậm phát triển thể chất.

5. Amiđan chỉ to một bên kèm sưng hạch cổ cùng bên nghi ngờ ung thư amiđan.

6. Có thể cắt amiđan ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng thường sau 4 tuổi. Tuy nhiên có trường hợp trẻ nhỏ hơn vẫn phải cắt Amiđan khi Amiđan quá to gây những cơn ngưng thở trong lúc ngủ hoặc gây biến chứng.

Chú ý: Không được cắt Amiđan ở những bệnh nhân có rối lọan đông cầm máu bẩm sinh hoặc mắc phải ( Hemophilia A, B, C ; suy tủy, xuất huyết giảm tiểu cầu, ung thư máu…)

Trì hoãn cắt amiđan khi bệnh nhân đang có nhiễm khuẩn toàn thân hoặc tại chỗ, có bệnh mạn tính điều trị chưa ổn định (tiểu đường, lao, cường giáp…) hay ở vùng đang có bệnh dịch; phụ nữ có thai hoặc đang hành kinh…

Để hạn chế viêm Amiđan phải chú ý giữ gìn vệ sinh, giữ ấm vùng mũi họng , tránh môi trường sống ô nhiễm, tránh dùng những thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, vệ sinh răng miệng sau khi ăn, súc miệng bằng nước muối pha loãng (một muỗng cà phê muối pha với nửa lít nước). Không nên pha quá mặn sẽ làm hư niêm mạc họng.

 

Chữa viêm amiđan mạn tính bằng món ăn

Amiđan thường tái phát mỗi khi thời tiết chuyển mùa và gần như chẳng có cách điều trị nào hiệu quả hơn ngoài thuốc kháng sinh liều cao và tiểu phẫu (cắt bỏ). Tuy nhiên, nếu bạn tuân thủ tốt những lời khuyên dưới đây, bạn có thể hoàn toàn chung sống hòa bình với nó.
 
Kiêng ăn

Theo Đông y, người viêm amiđan mạn tính thường có độc tố (từ bên ngoài) tích tụ, vì vậy kiêng ăn đồ sống, lạnh (nước đá, rau sống, nộm, 0); các thức thơm, khô, nóng mạnh như tỏi sống, hành tây, hồi, rau thơm, hạt tiêu, ớt... 

Nên ăn

- Nên ăn nhiều rau xanh, dưa cải, cà chua, mã thầy, ngó sen, củ súng, táo. Ngoài ra, có thể sử dụng các loại thực phẩm sau hàng ngày:

- Ăn một số hoa quả tươi theo mùa, ép nước uống như dưa hấu, dưa chuột, lê tươi, cam ngọt, mía, ngó sen, đào, mận, dưa bở… có tác dụng chữa viêm amiđan mạn tính kèm miệng khô, họng ráo. 

- Nếu bị viêm amiđan mạn tính kèm chảy máu chân răng, hãy cắt 3 lát chanh tươi, thêm 15g đường phèn, hãm với nước sôi làm thành một cốc nước chanh. Mỗi ngày uống hai cốc.

- Hồng khô mỗi ngày một quả, nhai nhỏ, từ từ nuốt… có tác dụng chữa viêm amiđan mạn tính kèm cảm giác vướng họng. 

- Trám muối, mỗi ngày ngậm ăn 2 quả có tác dụng chữa viêm amiđan mạn tính có đau. 

- Thịt lợn nạc 50g, thái miếng nhỏ, thêm 100g bồ công anh tươi (giã nát, bọc vải màn), cùng nấu trong 2giờ. Mỗi ngày ăn hai bát con. Dùng chữa viêm amiđan mạn tính có hoa mắt đầu váng, yếu hầu nóng rát. 

- Mộc nhĩ trắng 200g ngâm nở, nấu nhừ trong lửa nhỏ, thêm nước sắc của 30g mạch đông nấu thành canh đặc. Mỗi ngày ăn hai bát con. Dùng chữa viêm amiđan mạn tính kèm ho khan không có đờm, sốt vào buổi chiều.