Mỡ - Lý do tại sao không béo nhưng bụng vẫn to?
Vòng bụng to ra bất thường là một hiện tượng phổ biến không những có ở phụ nữ mà ở cả nam giới mặc dù cân nặng bình ổn và không có dấu hiệu gì của mỡ thừa. Lý do chính là hơi tích tụ trong dạ dày, kết hợp với lượng nước dư thừa trong cơ thể, làm cho vùng bụng bị căng phồng, gây mất thẩm mĩ và thiếu tự tin.
Tại sao có nhiều người không béo nhưng vẫn to bụng?
Nhưng vì sao lại có hiện tượng đầy hơi này và cách nào để đẩy lùi nó?
1. Ăn không tiêu
Tiêu hóa là quá trình dạ dày phân hủy thức ăn và biến chúng thành dưỡng chất cho cơ thể. Nếu mà hệ tiêu hóa gặp trục trặc, hay nếu bạn ăn quá nhiều, những axit và enzime trong dạ dày sẽ hoạt động kém hiệu quả, dẫn tới việc thức ăn không được phân hủy toàn bộ, phần còn lại sẽ biến thành chất cặn bã.
Thế nhưng số chất cặn bã này lại cũng cần một khoảng thời gian để đào thải ra ngoài cơ thể, trong lúc đó chúng sẽ lên men, tạo điều kiện thuận lợi cho những loại vi khuẩn phát triển. Và những vi khuẩn này sẽ tạo ra hơi tích tụ đầy dạ dày.
Nếu bạn ăn không tiêu, thì cần ăn thêm nhiều món có tính nóng cho dễ tiêu.
Theo Đông y, những loại thực phẩm và thảo mộc có tính nóng sẽ hỗ trợ tiêu hóa cho dạ dày, vì dụ như: gừng, ớt, chanh, quế… Cũng theo Đông y nếu hệ tiêu hóa yếu, bạn không nên ăn đồ tươi sống, đồ có tính lạnh (hàn). Nhưng lúc phải ăn đồ tươi sống thì hãy ăn kèm các loại rau củ quả và các loại đậu đỗ hay chanh, ớt để tăng độ nóng.
2. Cơ thể giữ nước
Một trong những tác nhân khiến cơ thể giữ nước là vì bạn uống không đủ nước, cơ thể sẽ có cơ chế tự động giữ nước lại để không làm mất nước, khiến cơ thể bạn bị phù nề. Bên cạnh đó, nếu bạn dùng đồ ăn mặn và uống nước có cồn, cơ thể cũng sẽ thiếu nước và xuất hiện tình trạng phù nề.
Hằng ngày nên cố gắng uống đầy đủ nước.
Cần nên uống nước đầy đủ mỗi ngày, không nên đợi tới khi cảm thấy khát nước mới uống. Trong lúc ăn, bạn không nên uống nước lạnh vì nó sẽ pha loãng dịch vị dạ dày, đồng thời làm lạnh bụng. Nếu muốn uống nước giữa bữa ăn, bạn chỉ nên uống nước có nhiệt độ phòng hay trà nóng, hạn chế tối đa hoặc tránh uống nước có ga, rượu, bia. Nhưng tốt nhất vẫn là uống trước bữa ăn ít nhất 30 phút và 45 phút sau khi ăn cũng như không ăn quá no.
3. Táo bón
Táo bón sẽ làm chất thải bị giữ lại trong ruột già, khiến bụng có cảm giác khó chịu, cứng, đau và đầy hơi. Lý do gây nên táo bón là vì ăn thiếu chất xơ, uống không đủ nước, lười vận động và hay bị stress.
Cần tập các bài tập thể dục hoặc tập yoga để tránh stress.
Bạn cần tập cho mình sống với tinh thần thoải mái, không lo lắng, không áp lực cao. Nên dành 1 ít thời gian tập yoga hoặc ngồi thiền để tĩnh tâm. Bạn cũng nên thường xuyên vận động và tập thể dục thể thao nữa.
4. Dị ứng hoặc mẫn cảm với thức ăn
Có một số người bị dị ứng, mẫn cảm hay đào thải một số loại thức ăn nhất định khi chúng được ăn vào cơ thể, đó cũng là nguyên nhân gây ra đầy hơi, chướng bụng. Những loại thực phẩm gây đầy hơi thường gặp như: bơ sữa, thực phẩm chứa gluten (như bánh mì, mì ống, ngũ cốc…) và một số loại carbohydrate. Thức ăn gây dị ứng thường gặp gồm: sò hến, trứng, một số loại đậu đỗ, một số loại cá.
Nên ăn nhiều trái cây rau củ.
Nên cắt giảm hay tránh ăn quá nhiều bơ sữa, thức ăn quá mặn và thức ăn đã qua chế biến sẵn, nên ăn nhiều thức ăn có nguồn gốc từ thiên nhiên như rau củ quả, các món có nhiều chất xơ và nhẹ bụng.
5. Hoóc-môn
Đặc biệt với phụ nữ là khi vùng bụng phình to bất thường sẽ đi kèm với chu kỳ đèn đỏ, cũng như tùy thuộc vào từng cơ địa mà hiện tượng này xuất hiện trước hay trong chu kỳ đèn đỏ, đó là khi cơ thể giữ lại nước, gây phù nề không chỉ ở bụng mà còn ở tay, chân và ngực. Ngoài ra, lượng hoóc-môn tăng cao đột ngột sẽ khiến cho đường ruột phản ứng lại bằng cách lấp đầy ruột bằng hơi.
Bạn có thể uống trà gừng, trà xanh, bạc hà... vào những ngày đèn đỏ.
Với những lúc như thế này bạn cần nên ăn nhiều thực phẩm giàu canxi (như cam, cải xoăn, yến mạch, hạnh nhân…) và magiê (như các loại cải lá, bí đỏ, hạt vừng, ngũ cốc…), kết hợp với uống trà bạc hà, trà gừng, trà xanh, nước dừa.