Thai Kỳ - Sau Thai Kỳ - Mẹ nghiện cà phê lúc mang thai, con dễ bị bệnh máu trắng
Đó là kết quả của một nghiên cứu đăng trên American Journal of Obstetrics and Gynaecology. Nhóm khoa học đã tìm hiểu hơn 20 công trình nghiên cứu hiện có và phát hiện các em bé có mẹ uống cà phê khi mang thai thì nguy cơ bị bệnh máu trắng gia tăng 20%. Nếu bà bầu uống nhiều hơn 2 cốc 1 ngày thì nguy cơ này tăng lên tới 60%. Các phụ nữ uống 4 cốc cà phê 1 ngày hay nhiều hơn thì nguy cơ bị bệnh của con tăng 72%.
Các nhà nghiên cứu cho rằng caffein có thể làm thay đổi ADN trong những tế bào của thai nhi, khiến chúng nhạy cảm hơn hẳn và dễ phát triển thành khối u. Họ kêu gọi chính phủ nên khuyến cáo về cà phê với thai phụ giống như với rượu. Tuy nhiên, dù đã tìm hiểu cả thập kỷ, giới nghiên cứu vẫn không thể chỉ ra được nguyên do gây ra điều này. Các mối liên quan trước đây tới việc sống gần đường dây điện hoặc nhà máy điện hạt nhân đã được loại trừ.
Nguyên nhân tính giới hạn của số công trình được khảo sát, các chuyên gia cho rằng cần có các nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa để khám phá ảnh hưởng ngược của việc uống cà phê tới bệnh máu trắng trẻ em.
Đến nay cơ quan sức khỏe quốc gia Anh (NSH) vẫn khuyên thai phụ chỉ nên uống tới 200 mg caffein 1 ngày, tương đương 1,5 cốc cà phê lọc hay 2 cốc cà phê tan. Khuyến cáo không mang tính chất bắt buộc và rằng chị em không cần lo ngại nếu uống vượt định mức này bởi "nguy cơ là nhỏ".
Trước đó, năm 2010, đã từng có 2 nghiên cứu cho kết quả trái ngược nhau về tác động của việc dùng cà phê tới thai phụ. Vì vậy, tranh cãi về việc có nên sử dụng cà phê và ở mức nào cho bà bầu vẫn chưa có hồi kết.
Đã có một cuộc nghiên cứu về mức độ tác động của cafe đối với sản phụ tại trường đại học khoa sản tại Mỹ, cuộc nghiên cứu trên các thai phụ 1 ngày uống một lượng dưới 200mg cafe 1 ngày. Các nhà nghiên cứu nhận thấy không có biểu hiện của việc xảy thai, sinh non hoặc dị tật ở thai nhi.
Theo các nghiên cứu thì chất cafein có trong cafe tác động không tốt tới sức khỏe của phụ nữ mang thai, tuy vậy lượng cafein đưa vào cơ thể phải cực lớn mới có thể ảnh hưởng cho thai nhi, có thể sinh con nhẹ cân, thậm chí gây sảy thai.
Nói tới tác hại của cà phê tới sức khỏe bà bầu, trước đó, Tạp chí TPCN Health+ cũng đưa tin, cà phê có chứa caffeine – là chất kích thích nên sẽ làm gia tăng nhịp tim, gây ra cảm giác bồn chồn, mất ngủ. Bên cạnh đó, cà phê còn có thể gây ợ nóng vì kích thích sự bài tiết acid từ dạ dày. Khi mang thai, bạn sẽ cảm nhận thấy những biểu hiện này rõ hơn.
Trong tam cá nguyệt thứ 2 của thai kỳ (từ tháng 4 đến tháng thứ 6), thời gian cần để đào thải caffeine trong cơ thể cần nhiều gấp đôi so với khi không mang thai, và cần nhiều gấp 3 trong tam cá nguyệt thứ 3 của thai kỳ (từ tháng 7 đến tháng thứ 9). Lượng caffeine trong cơ thể cao sẽ xâm nhập qua dạ con, tiếp xúc trực tiếp với thai nhi trong khi cơ thể non nớt của thai nhi chưa thể xử lý chất kích thích này, điều đó sẽ gây hại cho bé.
Cà phê cũng chứa phenol – hoạt chất ngăn chặn cơ thể hấp thụ chất sắt, mà sắt lại là dưỡng chất rất cần thiết cho bà bầu. Nếu bạn bị thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai, tốt nhất không nên uống cà phê.
Để tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé, bạn cần uống nhiều nước lọc, ăn nhiều rau củ quả tươi, uống sữa, dùng thêm một số loại thực phẩm chức năng để bổ sung thêm những dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển bình thường của thai nhi.