Rau củ quả - Công dụng của cây ngải cứu
1. Cầm máu
Một số trường hợp ho, nôn ra máu, trĩ ra máu và đặc biệt là các trường hợp có thai ra máu thì hay sử dụng ngải cứu để chữa trị.
Áp dụng với các vết thương ngoài da đang bị chảy máu thì sử dụng lá ngải cứu tươi giã nát, thêm 1/3 muỗng cà phê muối rồi đắp lên vết thương sẽ giúp cầm máu nhanh và giảm đau nhức.
2. Điều kinh
Lá ngải cứu còn có thể dùng để chữa trị kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt ra nhiều và đau bụng kinh.
Các chị em có kinh nguyệt không đều thì hàng tháng khi đến ngày bắt đầu kỳ kinh và cả các ngày đang có kinh, hãy lấy 10g ngải cứu khô, thêm 200 ml nước, sắc còn lại 100 ml, đổ ra cốc và thêm chút đường để dễ uống, chia làm 2 lần 1 ngày. Có thể dùng với liều gấp đôi, cũng 2 lần 1 ngày. Sau khi uống từ 1 đến 2 ngày, bạn sẽ thấy hiệu quả, người đỡ mệt, máu kinh đỏ và ít hơn.
3. Trị mụn, mẩn ngứa
Để nhanh liền sẹo của các vết thương do mụn gây ra bạn có thể đắp lá ngải cứu hoặc xoa tinh dầu lên chỗ các vết thương đấy nhé.
Dùng lá ngải cứu tươi giã nát, đắp lên mặt, rồi nghỉ ngơi khoảng 20 phút, sau đó rửa lại mặt, làm liên tục như vậy bạn sẽ có làn da trắng sáng, hồng hào.
Các em nhỏ thường hay bị rôm sảy thì có thể dùng lá ngải cứu xay nát rồi lọc lấy nước cho trẻ tắm.
4. Giúp an thai
Các chị em đang mang thai có thể dùng ngải cứu nếu thấy có các triệu chứng đau bụng, ra máu. Dùng 16g lá ngải cứu, 16g lá tía tô, với 600ml nước, sắc còn lại 100ml thì đổ ra cốc, chia làm 3 đến 4 lần uống trong một ngày sẽ có công dụng an thai. Bên cạnh đó, ngải cứu không có tác dụng kích thích với tử cung có thai nên không gây sảy thai.
5. Tăng cường sức khỏe
Cây ngải cứu có chứa glucose, absinthine, absinthol, tannin, chất diệp lục và axit malic và chúng còn chứa chất thujone, tanacetone, azulene và cadinene, đây là các chất có tác dụng làm tăng cơ bắp và tăng cường sức khỏe cho cơ thể.
6. Chữa đau thần kinh tọa, nhức buốt khớp xương, đau đầu hoa mắt
Những người bị các bệnh như đau thần kinh toa, nhức buốt khớp xương hay đau đầu, hoa mắt thì hãy lấy 300gr ngải cứu rửa sạch, giã nát, thêm 2 muỗng mật ong, rồi vắt lấy nước uống vào buổi trưa và chiều. Bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt nêu áp dụng liên tục trong 1 đến 2 tuần,.
7. Chữa cảm cúm, ho, đau cổ họng, đau đầu, đau dây thần kinh
Nếu bị cảm cúm, ho, đau cổ họng, đau đầu hay đau dây thần kinh, khi đó hãy lấy 300gr ngải cứu, 100gr lá khuynh diệp, 100gr lá bưởi (hoặc quýt, chanh) rồi nấu với 2 lít nước. Đun sôi khoảng 20 phút thì bạn nhấc xuống và xông 15 phút, những triệu chứng trên sẽ suy giảm nhanh chóng.
8. Chống giun kim
Ngải cứu còn là một liều thuốc tốt giúp phòng tránh giun kim. Vì vậy, nếu bạn có giun trong đường ruột, hãy dùng ngải cứu liên tục trong 9 ngày để loại bỏ giun kim.
9. Lưu thông máu lên não
Để tăng cường sự lưu thông máu lên não hãy sử dụng một nắm lá ngải cứu, xắt nhỏ, đánh tan với 1 quả trứng gà, nêm gia vị vừa miệng, sau đó bắt lên chảo chiên chín rồi thưởng thức nhé.
10. Chống viêm dạ dày
Vị đắng và tinh dầu dễ bay hơi có trong ngải cứu khi đi qua dạ dày của bạn sẽ trở thành chất chống viêm dạ dày hiệu quả và đó cũng là liều thuốc chống giun sán.
11. Suy nhược cơ thể, kém ăn
Ngải cứu còn có công dụng rất hiệu quả trong việc chữa trị chứng suy nhược cơ thể và kém ăn. Bạn chỉ cần lấy 250gr ngải cứu, 2 quả lê, 20gr câu kỷ tử, 10gr đinh quy, 1 con gà ri (gà ác) 150gr, hầm trong 0,5 lít nước (thêm gia vị, bột nêm) còn 250ml thì bạn chia làm 5 phần, ăn trong ngày, liên tục từ 1 đến 2 tuần, bạn sẽ nhận được kết quả bất ngờ.