Giấc ngủ - Tìm hiểu về hội chứng ngừng thở khi ngủ
Hội chứng ngừng thở khi ngủ (Sleep Apnea Syndrome, gọi tắt là SAS) là một số rối loạn đặc thù bởi sự ngừng thở từng lúc về đêm, khi ngủ dẫn đến thiếu oxy máu (SaO 2 giảm). Bình thường, khi bệnh nhân hít vào, các cơ hô hấp co rút lại, nhất là cơ hoành co lại, làm vòm hoành hạ thấp, đồng thời cũng co thắt các cơ ở đường hô hấp trên (đặc biệt là cơ lưỡi cằm). Khi bệnh nhân ngủ, các cơ giãn, mũi họng giảm trương lực, đường thở có khuynh hướng dễ khép lại, đóng lại. Khi ngủ trong tư thế nằm ngửa, lưỡi dễ tụt ra sau, làm đường thở trên dễ bị đóng lại, gây ngừng thở. Bệnh nhân cần tỉnh giấc mới làm cho tình trạng ngừng thở chấm dứt.
Các loại SAS
- Ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ: Luồng khí thở bị cản trở ở tỵ hầu, nhưng cơ hoành và các cơ hô hấp vẫn hoạt động.
- Ngừng thở trung tâm khi ngủ: Các cơ liên sườn và cơ hoành đều không hoạt động.
- Ngừng thở hỗn hợp: Loại này là sự kết hợp cả 2 loại trên.
Dấu hiệu của SAS
Người mắc SAS, dù loại nào, đều có các biểu hiện giống nhau:
- Hay ngủ gật ban ngày.
- Tỉnh giấc nhiều lần về đêm do thiếu oxy. Đêm ngủ hay ngáy to, ngột ngạt, thường có vận động bất thường trong lúc ngủ.
- Nhức đầu buổi sáng.
- SaO 2 giảm.
- Dần dần người bệnh SAS có những thay đổi về cá tính, nhân cách, khả năng làm việc trí óc, quan hệ tình dục suy yếu.
- Khám sẽ thấy bệnh nhân béo phì, huyết áp cao, tăng hồng cầu. Trẻ em có Amydan to, VA phát triển.
- Bệnh ngừng thở khi ngủ kéo dài dẫn đến huyết áp tăng, nhịp tim chậm, rối loạn nhịp. Nếu có ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thì có thể đưa bệnh nhân đến giai đoạn tâm phế mạn nhanh hơn.
Điều trị
- Cho thở thêm oxy (không dùng liên tục).
- Giảm cân nặng, tránh sử dụng thuốc và uống rượu, không dùng thuốc an thần.
- Dùng thuốc nhỏ mũi, xịt họng chống viêm nhiễm.
- Tiêm Strychnin dưới da.
- Trường hợp nặng có thể đặt nội khí quản thở máy. Trẻ em nên cắt Amydan, nạo VA.
- Tạo hình vách mũi.
- Mở khí quản: Sử dụng phương pháp này khi bệnh nặng mà các phương pháp trên không hiệu quả, sự sống của bệnh nhân bị đe doạ.
Nguyên nhân nào gây ra hội chứng ngừng thở khi ngủ
Hiện nay, các yếu tố bất thường về giải phẫu ở đường hô hấp trên được xem như là tác nhân chính gây OSAS. Ngoài ra có một số tình trạng bệnh lý khác cũng liên quan với OSAS. Trong quá trình ngủ, những cơ của cơ thể được giãn ra và có thể làm cho các mô thừa lấn vào đường hô hấp trên (nền của miệng, mũi và họng) vốn dĩ đã hẹp càng hẹp thêm, làm tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn đường thở khi ngủ. Hậu quả gây ra tiếng ngáy khi ngủ và làm giảm độ bão hòa oxy máu, tiếp đó là gây ngừng thở. Khi sự hô hấp bị gián đoạn bởi sự tắc nghẽn của đường thở, cơ thể phản ứng lại bằng cách tự đánh thức đủ để bắt đầu cho việc thở trở lại. Sự đánh thức này có thể xảy ra hàng trăm lần hàng đêm nhưng không đủ để làm thức tỉnh bệnh nhân ở mức độ ngủ nông (giai đoạn I, II). Vì vậy họ vẫn không nhận biết tiếng ngáy của bản thân mình. Sự ngạt thở (choking) và sự thở hổn hển (gasping) có liên quan một cách đặc biệt với OSAS. Một số người bị OSAS thường không có một giấc ngủ trọn vẹn, bởi sự ngưng thở lặp đi lặp lại và sự tự đánh thức làm bệnh nhân mất giai đoạn ngủ sâu (giai đoạn III, IV) và giai đoạn REM (rapid eye movement), dẫn tới sự mệt mỏi cả ngày mạn tính và stress tim mạch lâu dài.
Thói quen tốt có thể làm giảm triệu chứng OSAS
Hầu như người bệnh đều muốn nhanh chóng thoát khỏi những rắc rối của chứng bệnh này nhưng ai cũng sợ đầu tư không đúng chỗ thì sẽ "tiền mất tật mang". Có rất nhiều nơi phổ trương bảng quảng cáo là có thuốc đặc trị hoặc có trang thiết bị tiên tiến để trị khỏi căn bệnh OSAS. Điều đó không đúng. OSAS là chứng bệnh mãn tính có liên quan chặt chẽ với thói quen sinh hoạt của con người, nó có thể khống chế nhưng rất khó trị tận gốc. Hội y học giấc ngủ của Mỹ vừa đưa qua đã đưa ra một số biện pháp giúp khống chế bớt tình trạng bệnh như sau:
- Kéo dài thể trọng lý tưởng.
- Không uống rượu trước khi ngủ vì rượu sẽ ức chế hô hấp. Như thế việc ngừng thở khi ngủ càng nghiêm trọng hơn.
- Đứng uống thuốc an thần, nguyên nhân là thuốc an thần cũng ức chế hô hấp, làm giảm phản xạ cơ vòm họng vì thế chỉ làm cho bệnh tình xấu hơn.
- Nằm nghiêng khi ngủ: Vì hầu hết những người chỉ bị ngưng thở khi ngủ thường là trong tư thế nằm ngửa. Tuy nhiên, cách này chỉ có hiệu quả với một vài người.
- Dùng thuốc nhỏ mũi để làm giảm bớt chứng nghẹt mũi. Ống mũi được khơi thông cũng làm giảm hiện tượng này. Tuy nhiên, cách làm này chỉ cải thiện được phần nào chiều hướng bệnh, chứ không thể chữa dứt điểm được chứng ngủ ngáy trầm trọng cũng như chứng bệnh ngưng thở khi ngủ một cách rõ ràng.