Rau củ quả - Công dụng của cây me
Lý do trên thế giới tôn vinh me là cây quý có giá trị từ gốc đến ngọn! Hãy tìm hiểu và bảo vệ sức khỏe của mình và người thân nhé!
Thật ngạc nhiên là cây me giản dị ở VN lại được thế giới tôn vinh là dược liệu quý “từ gốc đến ngọn”. Với các giá trị được đánh giá cao nhất trong nhóm các loại cây cần được bảo vệ.
Vì sao me được thế giới tôn vinh?
Trong tài liệu về thảo dược, cây me (tên khoa học là Tamarindus indica) là một loại cây nhiệt đới, có nguồn gốc ở miền đông châu Phi, nay được trồng rất nhiều hơn ở châu Á, châu Mỹ Latinh, là một trong các loại cây dại có quả ngon mọc rất phổ biến thế giới.
Rất ít người Việt Nam biết rằng loại cây này từ lâu đã được thế giới tôn vinh là giống cây quý, cần được bảo tồn, xếp thứ 2 trong danh sách các giống cây quý “từ gốc đến ngọn”.
Sách “Vân Nam trung thảo dược tuyển” (TQ) đã ghi lại rằng me là loại trái cây thanh nhiệt giúp giải nóng, tiêu hóa thức ăn tốt, chống táo bón hiệu quả bậc nhất trong các loại trái cây
Sách “Trấn Nam bản thảo” đã viết rằng, quả me giúp giải rượu tiêu viêm, đặc biệt rất tốt trong việc hỗ trợ dạ dày tiêu hóa, nấu với đường trắng thành mứt để ăn thì quý giá không tiền nào có thể sánh nổi.
Trước hết, me là loại cây thân gỗ, gồm có nhiều lớp gỗ lõi cứng, màu đỏ sẫm và lớp dác gỗ mềm có màu ánh vàng. Lá có dạng lá kép lông chim. Hoa mọc thành dạng cành màu trắng hay vàng rất đẹp.
Cùi thịt của quả me được sử dụng như là một loại gia vị quý trong ẩm thực ở cả châu Á và châu Mỹ Latinh, nó là một thành phần rất quan trọng và không thể thiếu trong món nước sốt Worcestershire và nước sốt HP ở Ấn Độ.
Cùi thịt quả non có vị rất chua, do đó rất thích hợp sử dụng trong những món ăn chính, trong khi cùi thịt quả chín lại có vị ngọt hơn, có thể dùng như là một loại đồ tráng miệng, làm đồ uống, đồ điểm tâm.
Sở dĩ thế giới xem là cây quý vì cùi thịt, lá và vỏ thân cây có một số ứng dụng trong y học. Ví dụ tại Philippines, lá me được sử dụng trong một số loại trà, thuốc để giúp giảm sốt rét.
Lá me cũng là thành phần chủ yếu trong đồ ăn ở miền nam Ấn Độ, được dùng để làm gia vị trong súp đậu lăng với nhiều loại rau, cơm pulihora, và nhiều loại tương ớt.
Me luôn có sẵn trong mọi cửa hàng bán đồ ăn kiểu Ấn Độ trên toàn thế giới. Xuất hiện dưới nhiều dạng đồ điểm tâm ở khu vực Đông Nam Á như quả chín ướp muối, tẩm đường, làm đồ uống lạnh, kem…
Vì những tính chất y học đặc thù, nên me đã được sử dụng trong y học để chữa trị một số bệnh liên quan đến dạ dày hoặc đường tiêu hóa.
Me là một loại thực phẩm phổ biến ở Mexico và nó được chế biến thành nhiều loại kẹo. Phổ biến đến nỗi còn được sử dụng thành tiếng lóng ở Mexico để chỉ những người làm nhiệm vụ kiểm soát giao thông, do màu quần áo của họ giống với màu vỏ quả me.
Tuy nhiên, me lại là cây có thân phận khá giản dị ở Việt Nam
Me được xem là loại trái cây dại ở Việt Nam, đa số cây được mọc tự nhiên hay được trồng làm cảnh hoặc làm bóng mát ở những tuyến đường phố.
Me được trồng làm cây cảnh (Ảnh minh họa)
Một số gia đình trồng cây me để lấy lá nấu canh chua và đến mùa thu hoạch quả chế biến thành những món ăn vặt.
Ở Việt Nam, me được xem là một món rau gia vị để nấu canh, quả me, lá me non được sử dụng để nấu canh chua, vị chua của me thơm và tốt hơn là sử dụng dấm.
Quả me chín được sử dụng làm món ăn vặt, hay được dầm làm nước chấm tạo hương vị đặc biệt cho món ăn.
Nước mắm me được người dân miền Nam dùng để chấm với những loại khô nướng nhất là khô cá khoai rất độc đáo.
Me ngày nay còn được cho vào những thức ăn nhanh đóng gói dạng “mì ăn liền” nhưng chất lượng và mùi hương đã giảm đi rất nhiều. Mứt me cũng được khá nhiều người yêu chuộng trong những ngày tết.
Me trái lớn vừa thu hoạch được sử dụng để ngâm cho mềm với nước cam thảo rồi rút bỏ hột, ăn với muối hoặc với mắm ruốc có ớt rất ngon. Loại này hay được bán rong ở những trường học trong miền Nam.
Me chín bỏ hột ngào đường được sử dụng để ăn hoặc chan lên bánh tráng nướng. Quả me non, hạt chưa phát triển, thân dẹp, được pha nước mắm, đường, ớt, làm món ăn vặt.
Công dụng chữa bệnh của me ít người để ý
Ở Trung Quốc và nhiều nước khác trên thế giới, cây me có một vị trí đặc biệt quan trọng, nằm trong danh sách bảo vệ của quốc gia nhờ những công dụng tốt “từ gốc đến ngọn” mà nó mang lại. Theo ghi chép, me có thể được sử dụng để chữa bệnh.
1. Thanh nhiệt, giải độc, giải rượu
Từ lá đến quả me đều chứa một lượng axit amin khá lớn nên có thể nấu canh thành một món ăn bổ dưỡng, thanh mát, giải nhiệt và thơm dịu.
Mật hoa phong phú, có thể diệt ký sinh trùng trong cơ thể người, làm giảm nồng độ của rượu, phòng ngộ độc. Chất axit có trong quả me có thể giúp giải độc, loại bỏ những cơn đau họng, hỗ trợ tiêu hóa.
Me cũng có thể được chế biến thành một loại tinh dầu xoa bóp cho bệnh thấp khớp.
2. Bổ sung dinh dưỡng
Cùi thịt quả me rất giàu đường, acid acetic, axit tartaric, axit formic, axit citric và những thành phần khác, được xem là gia vị chủ yếu có trong ngành công nghiệp thực phẩm được dùng cho đồ uống, mứt và những sản phẩm khác.
Trong khi đó, nụ hoa và quả cũng rất giàu canxi, phốt pho, sắt và những yếu tố vi lượng khác, bao gồm tỷ lệ canxi đứng đầu trong tất cả những loại trái cây.
Trong y học, nụ hoa me cũng được dùng khá rộng rãi để chữa trị tiêu chảy, đầy hơi, bệnh phong, tê liệt, phòng và chữa trị bệnh còi xương ở trẻ.
3. Hỗ trợ tiêu hóa
Bột trái me chín có công dụng trong chữa trị nôn mửa, đầy hơi và khó tiêu. Người ta có thể pha bột me trong nước để uống, có công dụng chữa trị chứng mất cảm giác ngon miệng và kén ăn.
Những người bị khô miệng, dễ bị kích ứng, sử dụng me sắc thành nước uống, thêm đường để làm thành món đồ uống ngọt ngào. Người bị táo bón cũng có thể nấu me thành nước để uống thay nước.
Do giàu vitamin C nên me giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể, hạn chế được những nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng.
5. Chữa cảm lạnh
Bột và thịt me có thể được dùng làm món súp nóng sử dụng để chữa bệnh cảm lạnh theo cách chữa bệnh cổ truyền của người Ấn Độ.
6. Giảm sốt, chữa đau họng
Bột me khô rất hữu ích trong việc trị sốt. Súc miệng nước me hàng ngày có thể giúp giảm đau rát họng rất hữu hiệu..